※グーグル翻訳機はこちらからGoogle 翻訳>>
Các cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện các hoạt động liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam như: Bác sỹ, Y tá, Dược sỹ, Kỹ thuật viên Xét nghệm đầu tiên phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên trong quy định này, chưa có đề cập đến quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với chức danh Chuyên viên phôi học hoạt động tại các cơ sở Khám bệnh, chữa bệnh. Yêu cầu đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm:
1.Văn bằng chuyên môn hợp lệ phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:
- Văn bằng chuyên môn y;
- Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận kèm theo giấy chứng nhận đào tạo bổ sung;
- Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
- Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
2.Xác nhận quá trình thực hành
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, đối với chức danh y sỹ, tâm lý lâm sàng là 09 tháng, đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng,
- Cơ sở hướng dẫn thực hành phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phù hợp với các hình thức tổ chức của cơ sở hướng dẫn thực hành và có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành.
- Người hướng dẫn thực hành phải có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành; có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành; có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
3.Chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.
4.Không vi phạm các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.Sau khi các cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Các cá nhân được làm nhiều vị trí trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó và phải phù hợp với phạm vi hành nghề của người hành nghề. Trường hợp người hành nghề đang làm việc với vị trí người hành nghề toàn thời gian tại một bệnh viện có thể hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác không cùng thời gian hoạt động hành chính.
Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm: tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề; tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề; tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.